Nhà ở là không gian thư giãn tốt nhất sau những giờ làm việc căng thẳng, rất nhiều người hiện nay đang có xu hướng trồng cây trong chính căn nhà của mình để tạo cảm giác bình yên, thanh tịnh. Nhưng việc trồng cây vốn không hề dễ dàng vì phải tốn chi phí đầu tư và thời gian chăm sóc. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc cây từ phân hữu cơ 0đ vừa đơn giản mà lại dễ làm, rất thích hợp cho những người bận rộn.
1/ Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là loại phân bón có chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân bón hữu cơ được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau như: phân động vật, than bùn, lá cây, rơm rạ, tro, thức ăn thừa, thức ăn oi thiu,...
2/ Vì sao nên làm phân hữu cơ tại nhà
Phân hữu cơ tự làm thường sử dụng các loại rác thải hữu cơ trong chính gia đình của mình. Bạn có thể tận dụng các rác thải bỏ đi như: rau, củ, quả hư hỏng, thức ăn thừa không sử dụng hết, thức ăn để lâu bị oi thiu,... hay rác thải trong nông nghiệp như: phân chuồng, hoa, lá, cỏ, cây, cành,... Việc tận dụng như vậy sẽ giúp tiết kiệm chi phí, không lãng phí thức ăn, ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.
Làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp cãi thiện cấu trúc đất, giữ nước, sục khí, tăng hoạt động của các loại vi khuẩn, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, trái cây xanh tốt.
3/ 5 bước cơ bản ủ phân hữu cơ tại nhà
Bước 1: Chọn thùng chứa đựng phân bón hữu cơ phù hợp
Có nhiều loại thùng chứa khác nhau có thể sử dụng như: thùng kín, thùng nhựa, thùng gỗ,...
Thùng có thể tích từ 20-120L tùy vào lượng rác thải của gia đình
Bạn nên chọn các loại thùng có lỗ thông thoáng để không khí có thể lọt vào và có thể thoát nước ra ngoài
Đối với các thùng kín bạn hãy khoang thêm vài lỗ nhỏ trên thân thùng để có chỗ thoát nước.
Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ tại nhà phù hợp
Nên để thùng ở các nơi có thể thoát nước, tránh để trên các nền xi-măng, bê-tông vì các loại giun và vi sinh vật không thể xâm nhập vào bên trong thùng. Hoặc nếu nhà bạn kín thì có thể để trên sân thượng để tránh mùi hôi từ thùng rác bay ra gây khó chịu.
Bước 3: Phân loại rác thải để làm phân hữu cơ tại nhà
Để đảm bảo trong phân bón hữu cơ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết là carbon và đạm nito thì ta cần tiến hành phân loại rác hữu cơ thành 2 loại: rác thải hữu cơ xanh và rác thải hữu cơ nâu.
Rác thải hữu cơ xanh cung cấp Nito cho cây bao gồm:
- Rau quả thừa
- Lá cây tươi
- Cỏ tươi
- Tóc
- Phân động vật
- Bã cà phê, bã đậu phộng, bãi mía
- Mùn cưa
- Cỏ khô
- Giấy
- Rơm rạ
- Vỏ trứng
- Túi trà
Tránh dùng các loại rác thải sau để làm phân hữu cơ tại nhà
- Xương động vật
- Thịt các loại gia cầm, động vật và cá
- Chất béo từ thực vật và sữa
- Phân chưa qua xử lý
- Cỏ dại có hại
- Gỗ đã qua chế biến
- Vỏ sò, vỏ hến
Bước 4: Cách trộn các loại rác để làm phân hữu cơ
- Nếu bóp mạnh thấy rỉ nước ra ngoài tay thì thừa nước. Còn khi bạn bóp thấy phân dính chặt là đạt yêu cầu
Bước 5: Cách sử dụng phân hữu cơ tại nhà của bạn
- Phân chuyển sang màu nâu
- Phân hữu cơ vụn ra và trong giống như mùn
- Phân hữu cơ có mùi đất
0 Nhận xét